
Nguyễn Đức Tài là ai? Đây có lẽ là điều khá nhiều người cảm thấy tò mò, quan tâm. Ông chính là chủ tịch kiêm người sáng lập Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động.“Chẳng lẽ làm công ăn lương suốt cả đời” đó là trăn trở của ông chủ Thế Giới Di Động khi còn ở tuổi đôi mươi. Để rồi từ một cửa hàng bán lẽ điện thoại, đến nay ông Nguyễn Đức Tài đã tạo cho mình một đế chế bán lẻ có thị phần cao nhất Việt Nam,…Sở hữu khối tài sản kếch xù nhưng ông vẫn theo đuổi lối sống giản dị hiếm thấy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Bài viết nên xem
Nguyễn Đức Tài là ai?
Ông Nguyễn Đức Tài (sinh ngày 30/5/1969) quê gốc ở Nam Định. Ông tốt nghiệp ngành Tài chính – Kế toán trường Đại học Kinh Tế Tp. HCM và Thạc sĩ ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Học viện Quản Trị Pháp Việt CFVG. Nguyễn Đức Tài là một trong những nhà sáng lập và hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động. Ông là một trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019.
Ông nổi tiếng là người sống hết mình vì công việc, theo đuổi nhiều mục tiêu không tưởng và tham vọng khẳng định thương hiệu riêng. Tuy sở hữu cơ khơi khổng lồ nhưng lại có phong cách sống đơn giản.
Quá trình khởi nghiệp
Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại Pháp, ông Nguyễn Đức Tài trở về Việt Nam và làm Giám đốc tài chính cho 1 tập đoàn của Thụy Sĩ tại Việt Nam. Khi đó ông chỉ mới hơn 20 tuổi. Tuy nhiên, trăn trở “chẳng lẻ làm công ăn lương suốt cả đời?” nên ông quyết định bắt tay khởi nghiệp. “Lúc đó tôi nghĩ, mới hơn 20 tuổi làm giám đốc tài chính mà đã có xe hơi đưa đón, được cấp xe riêng. Lỡ đến sau này khoảng 40 tuổi lên chức lại được cấp máy bay riêng đi làm. Nhưng tôi không muốn mọi thứ yên ổn như thế” – ông Tài chia sẻ thêm.
Khởi nghiệp bằng cửa hàng bán điện thoại
Sau 8 năm gắn bó, ông quyết định ra khởi nghiệp bằng 3 cửa hàng điện thoại di động nhưng thất bại. Do bản tính kiêu căng và chủ quan của tuổi trẻ khi ông thấy mình được học hành bài bản lại có khá nhiều kinh nghiệm nên đã tự đầu tư và không muốn cùng hợp tác với ai. Chính vì điều này đã khiến ông thất bại nặng nề và một lần nữa ông lại đi làm thuê.
Quyết không bỏ cuộc, ông Tài đã làm việc trong bộ phận hoạch định chiến lược của một công ty điện thoại để học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận thông tin trong lĩnh vực điện thoại di động.
Đến năm 2004 ông trở lại cùng 4 cộng sự thành lập CTCP Thế giới di động với khoảng 2 tỷ đồng (Trong đó ông góp 700 triệu đồng). Dự án là sự kết hợp giữa trang web trực tuyến với hệ thống bán lẻ điện thoại di động.
3 cửa hàng Thế giới di động đầu tiên được mở ra, lượng khách truy cập vào trang web cũng tăng nhanh nhưng không có khách hàng. Nguyên nhân vì trang web rất thu hút nhưng cửa hàng lại quá bèo, không tương thích với nhau. Quyết tâm thay đổi để thành công, những người lãnh đạo Thế giới di động quyết tâm đầu tư 1 cách bài bản hơn. Họ tập trung mở 1 cửa hàng duy nhất nhưng có quy mô hoành tráng với số lượng sản phẩm cũng nhiều hơn, đa dạng hơn và thay đổi cả cách phục vụ. Từ đó, thương hiệu Thế giới di động ngày càng được biết đến nhiều trên toàn quốc.
Sự bùng nổ của Thế giới di động
Sau khi cửa hàng đầu tiên vận hành ổn định, cộng hưởng với xu thế bùng nổ công nghệ số, việc kinh doanh của TGDĐ cũng dần phất lên. Bằng chứng là các cửa hàng liên tục được “nhân bản” theo cấp số nhân.
Đặc biệt, trong vòng 4 năm (từ 2004 – 2008), dưới sự chèo lái của Nguyễn Đức Tài, người trực tiếp chịu trách nhiệm trong tất cả các hoạt động kinh doanh, tuyển dụng, vận hành cho đến quyết định giá bán… 40 cửa hàng Thế giới di động đã đi vào hoạt động, và tiếp tục tăng lên. Hiện tại Thế giới di động đã có hơn 1.000 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động, 771 cửa hàng Điện Máy Xanh và 311 cửa hàng Bách Hóa Xanh có mặt khắp các tỉnh thành cả nước. Đồng thời, với độ phủ sóng ngày càng tăng, Thế giới di động cũng dành 50% thị phần ngành hàng di động.
Mở rộng kinh doanh điện máy
Với đà phát triển của Thế giới di động, kinh nghiệm bán lẻ sẵn có, Nguyễn Đức Tài quyết định mở rộng sang các sản phẩm điện máy – Điện máy xanh với tham vọng tạo ra 1 đế chế bán lẻ. Chiến lược này của ông được nhiều người đánh giá cao trong tình trạng thị trường di động bão hòa hoặc gặp rủi ro khủng hoảng.
Tiếp nối theo ngọn gió đang lên, cửa hàng Điện máy xanh dần trở thành 1 trong 3 công ty dẫn đầu Việt Nam về phân phối thiết bị gia dụng và điện tử. Chuỗi điện máy hiện nay đang nắm khoảng 35% thị phần các chuỗi cả nước.
Chiến lược của TGDD là trở thành nhà bán lẻ lấy khách hàng làm trọng tâm: “Hãy xem khách hàng là đối tác chứ không phải nhìn vào túi tiền của họ”, ông Tài nói.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 trở lại đây, Thế giới di động đã cắt giảm 49 cửa hàng Thế giới di động, thay vào đó, Điện máy xanh và Bách hóa xanh liên tục tăng lên. Đây là chiến lược hợp lý khi thị trường điện thoại đang rơi vào tình trạng bão hòa.
KẾT LUẬN
Nguyễn Đức Tài chính là tấm gương được nhiều người mến mộ bởi nghị lực kiên cường cũng như sự bản lĩnh dám đương đầu với thử thách để bây giờ vươn lên trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết.
Để lại một phản hồi